Chào mừng đến
Đại Học Y Hà Nội Phân Hiệu Thanh Hóa

ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÂN HIỆU THANH HÓA

EnglishFrenchGermanVietnamese

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI HỌC

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI HỌC
     CÂU 1: Ngành điều dưỡng là gì?
Ngành điều dưỡng là ngành thuộc hệ thống y khoa có nhiệm vụ chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân từ khi bắt đầu quá trình điều trị đến khi phục hồi, nhằm đảm bảo bệnh nhân được điều trị và chăm sóc đúng cách.
     CÂU 2: Quá trình hình thành như thế nào?
Người được coi là mẹ đẻ của ngành điều dưỡng hiện đại là bà Florence Nightingale (1820 – 1910), một người phụ nữ Anh với tư chất thông minh và một trái tim giàu lòng nhân ái, xót xa trước những cảnh khổ đau của nghèo đói và bệnh tật. Florence Nightingale bắt đầu đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho ngành điều dưỡng hiện đại từ hoàn cảnh bệnh tật hoành hành trong cuộc chiến tranh “Cremean War”. Chính những đóng góp của bà đã trở thành di sản, tài liệu căn bản cho ngành điều dưỡng thế giới.
Hình ảnh bà Florence Nightingale
Trước kia, người làm nghề điều dưỡng hay được gộp chung với y tá, song ngày nay, ngành điều dưỡng được coi như một nghề nghiệp độc lập và đặc thù. Người làm nghề điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Có rất nhiều vị trí điều dưỡng: điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng hộ sinh, điều dưỡng khoa nặng, điều dưỡng nha khoa, điều dưỡng dinh dưỡng, …
     CÂU 3: Học điều dưỡng ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học điều dưỡng ở các trường đại học, sinh viên có thể đảm nhận các công việc dưới đây:
Chăm sóc bệnh nhân
Công việc này đòi hỏi điều dưỡng viên phải giao tiếp và hỗ trợ người bệnh trị liệu với thái độ và hành động quan tâm, đúng mực. Việc chăm sóc bệnh nhân hết sức quan trọng bởi con người không thể bị thay thế bởi máy móc, công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong việc tác động tới cảm xúc của người khác và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng cụ thể.
Truyền đạt thông tin tới bệnh nhân
Điều dưỡng viên cũng là cầu nối giữa bác sĩ với bệnh nhân, giúp bác sĩ truyền tải thông tin và kế hoạch chăm sóc, điều trị bệnh tới người bệnh. Để hoàn thành tốt công việc này, điều dưỡng viên cần tập thói quen ghi chép để có thể truyền đạt đầy đủ thông tin nhất cho đồng nghiệp khi giao ca, từ bệnh nhân tới bác sĩ và ngược lại, hay tới người nhà và các cơ sở y tế khác nếu bệnh nhân phải chuyển viện.
Tư vấn cho bệnh nhân
Người làm nghề điều dưỡng cũng tham gia vào quá trình tư vấn, giúp đỡ bệnh nhân thoát khỏi những căng thẳng về mặt tâm lý và có ý thực tự kiểm soát. Một điều dưỡng viên có thể thực hiện tư vấn cho một cá nhân hoặc một nhóm, tập thể. Điều này đòi hỏi nhân viên y tế này phải biết cách phân tích, tổng hợp và đánh giá quá trình trước, trong và sau tư vấn của bệnh nhân. Nếu làm tốt công tác tham vấn tâm lý này, người bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn nhờ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Học tập nâng cao: Tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học để trở thành Thạc sĩ, tiến sĩ ; Phó Giáo sư; Giáo sư
Làm công tác quản lý, nghiên cứu
Thiên về tính lý thuyết một chút thì điều dưỡng viên có thể làm công tác quản lý,
lãnh đạo tổ điều dưỡng. Ngoài ra, thực hiện công tác nghiên cứu cũng giúp ích cho việc phát triển nghề điều dưỡng và nâng cao trình độ của điều dưỡng viên.
Giảng viên
          Khi đạt trình độ chuyên gia và có khả năng giảng dạy, điều dưỡng viên có thể trở thành giảng viên tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên cả nước, truyền đạt kiến thức và đào tạo những thế hệ điều dưỡng mới.
Ngoài ra, nếu có khả năng ngoại ngữ tốt, sinh viên sau khi ra trường có thể tiếp tục du học tại các nước có nền y tế và điều dưỡng phát triển như Mỹ, Đức, Nhật… để nâng cao trình độ và mở rộng cơ hội nghề nghiệp của mình tại nước ngoài.
     CÂU 4: Lý do để bạn lựa chọn học Ngành Điều dưỡng tại Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa?
  • Ngành điều dưỡng là một ngành học thú vị. Bạn chắc hẳn đã nghĩ rằng một công việc áp lực và mệt mỏi thuộc hệ thống ngành y có điều gì mà thú vị.
  • Bạn chớ hiểu lầm ngành điều dưỡng không phải một công việc rập khuôn, máy móc. Bởi nhiệm vụ của ngành điều dưỡng chính là xoa dịu nỗi đau cho nên người điều dưỡng viên sẽ cần am hiểu về bệnh nhân, thậm chí trò chuyện, lắng nghe tâm tình, câu chuyện của người bệnh.
  • Khi bạn làm công việc với một trái tim yêu thương, bao dung và thấu hiểu, bạn sẽ cảm thấy yêu thích công việc này hơn rất nhiều.
  • Với những ai đam mê và yêu thích ngành điều dưỡng thì chắc hẳn sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội học điều dưỡng tại Phân hiệu Thanh Hóa, cơ sở trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội. Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa là điểm đến tin cậy về chất lượng giáo dục đào tạo  Ngành điu dưỡng đại học, nơi đây sẽ giúp bạn chắp cánh ước mơ để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp.    
Bằng tốt nghiệp do Trường Đại học Y Hà Nội cấp, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội kí và KHÔNG CÓ SỰ PHÂN BIỆT giữa học tại Phân hiệu và học tại Đại học Y Hà Nội.
 Tổ biên tập
Up top